1-on-1 meeting cho nhà quản lý

Tôi biết đến phương pháp này cỡ từ 2017, qua một quyển sách về quản lý. Với những thông tin rất thuyết phục trong sách, tôi quyết định thử nghiệm và nhanh chóng nhận ra lợi ích của nó. Tôi cho rằng đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nhà quản lý.

Trong quá trình đi đào tạo/huấn luyện, tôi cũng thường xuyên khuyến khích các nhà quản lý khác áp dụng. Có người rất tích cực thực hiện, có người tránh. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là bạn phải dành đủ thời gian cho nhân viên, cho dù là hình thức nào.

Bài viết này được dựa trên tài liệu tôi vẫn sử dụng khi huấn luyện cho các nhà quản lý. Nó giới thiệu ngắn gọn về 1-on-1 meeting (trao đổi 1-1) và cách thực hiện đủ đơn giản. Để làm tốt … Đọc tiếp

Viết phương hướng trước khi bắt tay thực hiện công việc

Với vai trò là một nhà quản lý, bạn nhìn thấy một vấn đề cần giải quyết trong đơn vị của mình. Bạn có ý tưởng để giải quyết nó. Bạn thực hiện thảo luận với các thành viên liên quan, phân chia công việc. Tiến hành một thời gian, bạn phát hiện ra các member khác không hiểu hết ý tưởng của mình (dù bạn cho rằng mình đã trao đổi khá rõ ràng). Bạn lại cần thêm các cuộc họp khác để giải thích lại ý tưởng. Kết quả có thể vẫn không như bạn kỳ vọng.

Một tình huống khác. Một member trong team quản lý của bạn đề xuất một ý tưởng mới, tác động mang lại rất đáng kể. Mọi người rất ủng hộ. Sau một thời gian, mọi người bắt đầu hoang mang về ý tưởng này khi thấy nội dung không rõ ràng. … Đọc tiếp

Nhịp điệu định kỳ – Trái tim của hoạt động vận hành

Họp là hoạt động phổ biến tại mọi doanh nghiệp. Chia sẻ thông tin, rà soát tình hình, lên ý tưởng, thảo luận giải quyết vấn đề, thông báo,… đều kéo nhau đi họp. Trước tôi vẫn đùa, nghề của mình là nghề đi họp ^^.

Khi quy mô công ty còn nhỏ, việc họp để xử lý công việc có thể diễn ra khá đơn giản. Thông tin tương đối thông suốt, hoặc khi cần hỏi cũng nhanh. Tuy nhiên khi quy mô cỡ 100 người trở lên, công ty thường sẽ được chia thành các bộ phận sản xuất độc lập, việc vận hành đã trở nên phức tạp hơn khá nhiều. Hoạt động “họp” cần được thiết kế một cách phù hợp để đạt được hiệu quả trong việc vận hành công ty. 

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn giới thiệu một khung sơ bộ … Đọc tiếp

HBLAB.Journey#1 – Huy động sức mạnh tập thể qua OKR

OKR được biết đến như là công cụ đặt mục tiêu, giúp các công ty/đội nhóm tập trung vào những điều quan trọng và nỗ lực hoàn thành nó. Thực tiễn triển khai tại HBLAB chỉ ra một lợi ích khác của OKR: là công cụ để gắn kết và huy động sức mạnh tập thể.

HBLAB bắt đầu triển khai OKR từ đầu năm 2020, và sau 1 năm vẫn chỉ trong phạm vi BOD. Các sếp vốn rất bận rộn, mục tiêu đặt ra lại thách thức, nên lại càng bận hơn.

Cuối 2020, Toàn – CEO HBLAB mời tôi tham gia workshop xây dựng OKR cho 2021. Tôi đề xuất phải huy động nhiều người hơn, ai tích cực và có mong muốn đóng góp thêm cho công ty đều có thể tham gia. BOD đặt mục tiêu, BOD lại đi giải quyết, loanh quanh có mấy … Đọc tiếp

Nhiệm vụ của Management (phần 2)

Công việc năng suất và người lao động có thành tựu

Doanh nghiệp đạt hiệu suất thông qua công việc. Do đó, làm cho công việc năng suất là một chức năng thiết yếu…

Nhưng đồng thời, các tổ chức trong xã hội ngày nay đang ngày càng trở thành phương tiện thông qua đó con người cá nhân tìm sinh kế của họ, tìm đường tiếp cận tới địa vị xã hội, tới cộng đồng, cũng như thành tựu và sự hài lòng của cá nhân. Do đó, việc làm cho người lao động đạt được thành tựu ngày càng quan trọng hơn và là thước đo hiệu quả hoạt động của một tổ chức.

Quá chí lý. Làm việc không còn chỉ là một công cụ để kiếm sống trong rất nhiều công việc ngày nay, nhất là với thế hệ Z. 

Cơ mà cụ Drucker viết những Đọc tiếp