HBLAB.Journey#1 – Huy động sức mạnh tập thể qua OKR

OKR được biết đến như là công cụ đặt mục tiêu, giúp các công ty/đội nhóm tập trung vào những điều quan trọng và nỗ lực hoàn thành nó. Thực tiễn triển khai tại HBLAB chỉ ra một lợi ích khác của OKR: là công cụ để gắn kết và huy động sức mạnh tập thể.

HBLAB bắt đầu triển khai OKR từ đầu năm 2020, và sau 1 năm vẫn chỉ trong phạm vi BOD. Các sếp vốn rất bận rộn, mục tiêu đặt ra lại thách thức, nên lại càng bận hơn.

Cuối 2020, Toàn – CEO HBLAB mời tôi tham gia workshop xây dựng OKR cho 2021. Tôi đề xuất phải huy động nhiều người hơn, ai tích cực và có mong muốn đóng góp thêm cho công ty đều có thể tham gia. BOD đặt mục tiêu, BOD lại đi giải quyết, loanh quanh có mấy … Đọc tiếp

Manager là ai?

Ờ thì Managers là người được giao nhiệm vụ quản lý 1 bộ phận, đội ngũ. Là người thực hiện các việc đặt mục tiêu; lập kế hoạch, dẫn dắt, tổ chức, kiểm soát để đạt được mục tiêu đề ra.

  • PM chịu trách nhiệm hoàn thành được dự án.
  • Trưởng phòng/bộ phận chịu trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu của phòng/bộ phận.
  • Giám đốc chịu trách nhiệm cho các chỉ tiêu của công ty.
  • Tổng quát hóa, manager là người hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác.

Câu hỏi xem chừng có vẻ dễ ăn. Ấy vậy mà qua suy nghĩ của cụ Drucker, nó không chỉ như vậy.

Theo định nghĩa truyền thống, “Manager là người chịu trách nhiệm cho công việc của người khác”. Tuy nhiên, có những vị trí chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp nhưng thực tế không có cấp Đọc tiếp

Nhiệm vụ của Management (phần 3)

Tác động và trách nhiệm xã hội

Mỗi tổ chức của chúng ta ngày nay tồn tại để đóng góp bên ngoài chính nó, để cung cấp và làm hài lòng những người bên ngoài…

Doanh nghiệp tồn tại để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng và thặng dư kinh tế cho xã hội, hơn là cung cấp việc làm cho người lao động và người quản lý, hoặc thậm chí cổ tức cho các cổ đông. Việc làm và cổ tức là những phương tiện cần thiết nhưng không phải là cái đích cuối cùng.

Để thực hiện công việc của mình, để sản xuất hàng hoá và dịch vụ kinh tế, doanh nghiệp phải có tác động đến con người, cộng đồng và xã hội… Nó phải có tác động đến cộng đồng với tư cách là hàng xóm, là nguồn việc làm và Đọc tiếp

Nhiệm vụ của Management (phần 2)

Công việc năng suất và người lao động có thành tựu

Doanh nghiệp đạt hiệu suất thông qua công việc. Do đó, làm cho công việc năng suất là một chức năng thiết yếu…

Nhưng đồng thời, các tổ chức trong xã hội ngày nay đang ngày càng trở thành phương tiện thông qua đó con người cá nhân tìm sinh kế của họ, tìm đường tiếp cận tới địa vị xã hội, tới cộng đồng, cũng như thành tựu và sự hài lòng của cá nhân. Do đó, việc làm cho người lao động đạt được thành tựu ngày càng quan trọng hơn và là thước đo hiệu quả hoạt động của một tổ chức.

Quá chí lý. Làm việc không còn chỉ là một công cụ để kiếm sống trong rất nhiều công việc ngày nay, nhất là với thế hệ Z. 

Cơ mà cụ Drucker viết những Đọc tiếp

Nhiệm vụ của Management

Trong quyển Management (2008), cụ Drucker đưa ra ba nhiệm vụ (task) chính của management:

  1. Suy nghĩ thấu đáo và xác định mục đích và sứ mệnh cụ thể của tổ chức, cho dù là doanh nghiệp kinh doanh, bệnh viện hay trường đại học.
  2. Làm cho công việc năng suất và người lao động có thành tựu.
  3. Quản lý các tác động xã hộitrách nhiệm xã hội.

Tất nhiên sẽ còn nhiều nhiệm vụ khác, nhưng ở trên là ba nhiệm vụ chính mà mọi tổ chức đều phải đối mặt. Cụ Drucker còn gọi ba nhiệm vụ này là các chiều kích (dimensions) của quản lý. Ý tứ chỗ “chiều kích” này tôi chưa hình dung được. 

Cụ Drucker có viết, mọi người hay nhìn management từ bên trong, nên hay nói về công việc (work) của management. Sách của cụ nhìn từ bên Đọc tiếp

Management là gì?

“Management túm lại là làm gì”, ông Tấn hỏi. Tôi ngớ người. Đấy là mùa hè năm 2016, sau 5 năm góp phần xây dựng và điều hành công ty, tôi mới nhận ra mình không biết gì bài bản về management. 

5 năm sau đó, tôi học đủ thứ, áp dụng cũng không ít. Tôi vốn thích có trải nghiệm trực tiếp và đúc rút bài học. Cứ ngỡ mình đã nắm bắt chút ít về management.

Cho đến ngày tôi cầm quyển Management của Peter Drucker – người được cho là cha đẻ của quản trị học hiện đại. Sách được xuất bản sau khi Drucker mất, do học trò của ông biên soạn từ các tác phẩm của Drucker. Tấn bảo đây là quyển sách quan trọng bậc nhất của Drucker, nên chắc là đáng để đọc, dù bản tiếng Anh không dễ thẩm thấu. Và rồi … Đọc tiếp

Giới thiệu

Tôi tập tành viết blog, với mục đích chính là để học các tri thức đã tiếp cận một cách kỹ càng hơn. Ngoài ra tôi cũng muốn chia sẻ lại những điều mình đã ngộ, biết đâu có ích cho ai đó.

Những lĩnh vực tôi đang quan tâm trên chặng đường sắp tới:

  • Các phương pháp quản trị doanh nghiệp tiến bộ
  • Xây dựng business về tư vấn/huấn luyện, giúp các công ty trở nên hiệu quả, tiến bộ
  • Đạo Bụt
  • Nông nghiệp vô canh
Published
Categorized as Cá nhân